Hỗ trợ trực tuyến

Cán bộ liên hệ
      Nguyễn Đức Quyền
     0977996883


ducminh.mtv@gmail.com

Video Clip

Tỷ giá và thời tiết

Giá vàng SJC
( Nguồn : Cty SJC Hà Nội )
Tỷ giá ngoại tệ
Thời tiết
Số người truy cập: 790150
Số người online: 5
Thương hiệu vàng iệu vàng
Dự án
Chi tiết
Ký kết hiệp định Chương trình đổi mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan giai đoạn 2
    Cập nhật: 02/04/2014 1:41:50 CH

Phần Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam dự án IPP giai đoạn 2 với tổng kinh phí là 11 triệu Euro, trong đó phần viện trợ không hoàn lại từ phía Chính phủ Hà Lan là 9,9 triệu Euro.

Chiều 6/3/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) đã tổ chức Lễ ký kết Hiệp định Chương trình Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam – Phần Lan giai đoạn 2 (2014-2018). Trong đó, khoản viện trợ không hoàn lại là 9,9 triệu Euro và Chính phủ Việt Nam đối ứng 1,1 triệu Euro trong 4 năm (2014-2018).

Giai đoạn 1 của dự án Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan (IPP) có thời gian thực hiện là 4,5 năm (8/2009 – 2/2014) với tổng kinh phí và 7,19 triệu Euro (trong đó 89% là từ nguồn hỗ trợ không hoàn lại do Chính phủ Phần Lan tài trợ và 11% là nguồn đối ứng từ ngân sách của Việt Nam). Mục tiêu chính của Dự án là góp phần tăng cường năng lực cho Hệ thống KH&CN Việt Nam để các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo có thể đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, góp phần vào mục tiêu chung đưa Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình vào năm 2020.

Sản phẩm Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-ANPHA vinh dự là một trong những sản phẩm sáng tạo KHCN được dự án IPP  tài trợ trong giai đoạn 1. Với kinh phí tài trợ 840 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Đức Minh đã nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt không sử dụng dầu điện BD-ANPHA công xuất 500kg/giờ, tại bãi rác xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

 

Hình 1: Mô hình lò đốt BD-Anpha trong giai đoạn nghiên cứu tham gia dự án IPP

được vận hành tại bãi rác xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

 

Dự án hoàn thành với kết quả tốt, ý nghĩa xã hội sâu sắc, được các hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá cao, sản phẩm đã bắt đầu được thương mại hoá trên phạm vi cả nước. Hiện tại, sản phẩm được Sở KHCN Thành phố Hải Phòng lựa chọn thí điểm xử lý chất thải nông thôn tại Huyện Kiến Thụy; sản phẩm được lựa chọn và áp dụng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; và đang tiến hành lắp đặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt sản phẩm được áp dụng để tận dụng nhiệt thải, cấp nhiệt cho lò hơi tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, các địa phương khác trong toàn quốc đang xúc tiến lập dự án, xây dựng một số mô hình thí điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ như: Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Kiên Giang,...

 

binh duong.JPG

Sản phẩm thương mại lò BD-ANPHA lắp đặt tại Huyện Kiến Thụy-TP Hải Phòng Lò BD-ANPHA tận dụng nhiệt cấp cho lò hơi tại Huyện Bến Cát-Tỉnh Bình Dương

soc trang.JPG

Sản phẩm lò thương mại lắp đặt tại Huyện Hải Hậu-Tỉnh Nam Định Ảnh lắp đặt lò đốt BD-ANPHA tại Huyện Châu Thành-Tỉnh Sóc Trăng

 

Dự án IPP được phía Phần Lan đánh giá cao, được xem là một trong những dự án trọng điểm của Chính phủ Phần Lan hỗ trợ Việt Nam vào giai đoạn hiện nay (lấy KHCN làm động lực phát triển kinh tế-xã hội). Giai đoạn 1 của Dự án IPP đã đạt được những kết quả tốt. Phần Lan đã đồng ý tiếp tục hỗ trợ Việt Nam dự án IPP giai đoạn 2 với tổng kinh phí là 11 triệu Euro trong đó, viện trợ không hoàn lại là 9,9 triệu Euro và phía Chính phủ Việt Nam đối ứng 1,1 triệu Euro trong 4 năm (2014-2018).

Mục tiêu chính của IPP giai đoạn 2 là tập trung hỗ trợ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để Luật KH&CN và chiến lược vào cuộc sống; Tăng cường đào tạo về đổi mới sáng tạo (ĐMST) thông qua việc hoàn thiện giáo trình về ĐMST và tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho các nhà quản lý KHCN (các tỉnh thành), các doanh nghiệp và các Viện nghiên cứu; Hỗ trợ, phát triển một số sản phẩm cấp vùng; Hình thành đội ngũ chuyên gia tư vấn đổi mới công nghệ (để hỗ trợ các doanh nghiệp); Hình thành chương trình hợp tác đổi mới sáng tạo VN-PL dưới hình thức hỗ trợ các nhà khoa học và doanh nghiệp của hai nước xây dựng các nội dung hợp tác; Nghiên cứu và thí điểm giải thưởng về ĐMST.

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 270/QĐ-TTg phê duyệt danh mục Dự án ”Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn II” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan và quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 27/2/2014 phê duyệt nội dung Dự thảo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phần Lan cho Dự án ”Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn II” và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định trên với Đại sứ của Phần Lan tại Việt Nam. Giai đoạn II của IPP sẽ góp phần cùng với nỗ lực của Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đổi mới để tạo ra những đột phá trong lĩnh vực KHCN, tạo điều kiện gắn kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng hàm lượng khoa học cao, để KHCN thực sự trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Theo http://ipp.vn/vi/tiep-tuc-doi-moi-tao-dot-pha-trong-khcn.html

Đoàn Thiện 

 

Tag:
Tin liên quan

Video Clip

Facebook

Đối tác